Tam thất làm suy giảm các chất trung gian gây viêm do LPS (attenuates LPSinduced pro-inflammatory mediators) trong các tế bào RAW264.7

Cây tam thất

Cây Tam Thất

  • Tác giả: Ava Rhulea, Severine Navarrob, Jerry R. Smitha, David M. Shepherda.
  • Khoa Khoa học Dược phẩm và Y sinh – Department of Biomedical and Pharmaceutical Sciences, Đại
    học Montana – University of Montana, Missoula, MT 59812-1552, Hoa Kỳ
  • Trung tâm Khoa học Sức khỏe Môi trường – Center for Environmental Health Sciences, Đại học
    Montana – University of Montana, Missoula, MT 59812-1552, Hoa Kỳ
  • Ngày nhận nghiên cứu : 5 /07/ 2005, Ngày xem xét nghiên cứu: 26 /11/ 2005
  • Ngày phê duyệt nghiêncứu:15 /12/ 2005, Ngày côgn bố trực tuyến: 19 /01/ 2006

Tóm tắt nội dung
Các loại thực phẩm chức năng hay thảo dược không được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (USFDA) quy định là thuốc mặc dù nhiều loại thực phẩm chức năng hay thảo dược có thể có tác dụng điều trị hay độc hại. Do đó, các tác dụng điều hòa miễn dịch (immunomodulatory effects) của chiết xuất cây Tam thất trên các đại thực bào nuôi cấy (các tế bào RAW264.7) đều được khảo sát nhằm làm sáng tỏ những tác dụng điều trị bệnh hay độc hại vốn có của nó. Các tế bào được kích thích bằng LPS (1 μg/ml) và được xử lý bằng tam thất Notoginseng 5, 25 và 50 μg/ml. Tam thất Notoginseng gây ức chế quá trình hình thành TNF-α và IL-6 do LPS
thông qua các đại thực bào được nuôi cấy tùy theo nồng độ. Sự xuất hiện của COX-2 và IL-1β mRNA cũng bị suy yếu do tam thất notoginseng. Quá trình hình thành TNF-α cũng bị ức chế trong các mẫu thí nghiệm được xử lý bằng tam thất notoginseng 24 giờ trước đó, hoặc cùng lúc với quá trình kích thích bằng LPS, nhưng ngoại trừ các mẫu thí nghiệm được xử lý 8 giờ sau khi kích thích bằng LPS. Tam thất Notoginseng làm giảm sự xuất hiện của các phân tử CD40 và CD86 trong các tế bào RAW264.7, trong khi đó, sự xuất hiện của các phân tử CD14 và TLR4 vẫn không bị tác động bởi tam thất. Ngoài ra, các hoạt chất ginsenosides Rb1 và Rg1cũng gây ức chế sự hình thành TNF-α, nhưng ở mức độ nhẹ hơn so với chiết xuất tam thất.
Kết quả: Nghiên cứu chỉ ra rằng Tam thất gây ức chế quá trình hoạt hóa các đại thực bào RAW264.7 do LPS và chứng minh rằng Tam thất có các đặc tính chống viêm và suy giảm miễn dịch khi nghiên cứu trong ống nghiệm (in
vitro)